Từ nguyên Thiền vu

Lý do thiền vu ('Chanyu') được cho là thích hợp hơn là trong quảng vận, một từ điển được biên soạn từ năm 601 CN, và hoàn thành dưới thời nhà Tống từ 1007 đến 1011. Từ điển đưa ra ba cách đọc cho Hán tự đầu tiên của tước hiệu: dan, chan, và shan. Âm "chan" được định nghĩa rõ ràng là dùng trong tước hiệu Thiền vu (Chanyu) của Hung Nô. Âm shan sử dụng cho địa danh hay họ; âm shan nghĩa là 'bao la' hay 'bấu trời.'[4][5][6]

L. Rogers và Edwin G. Pulleyblank cho rằng danh hiệu thiền vu có thể tương đương với danh hiệu tarkhan đã được chứng thực sau này, cho thấy rằng cách phát âm tiếng Trung cổ dān-ĥwāĥ chính là lối đọc trại âm của *darxan.[7] Nhà ngôn ngữ học Alexander Vovin cho rằng từ này gốc tiếng Enisei. 撐犁孤塗單于, theo cách phát âm tiếng Trung cổ *treng-ri kwa-la dar-ɢwā, xuất phát từ bốn gốc: *tɨŋgVr- "cao", *kwala- "con trai, con" , *tɨl "vùng hạ lưu của Yenisei" hoặc "phía bắc", và *qʌ̄j ~ *χʌ̄j "quân vương"; dịch thành "Con của Trời, Người cai trị phương Bắc".[8][9]